Trẻ em có thể bị chích hoặc cắn bởi nhiều loại côn trùng như muỗi, bọ chét, rệp, ong,… Hều hết chúng chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu trong một vài ngày. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trẻ bị côn trùng cắn sưng và ngứa kéo dài hoặc có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Trẻ bị côn trùng cắn phải xử lý thế nào, lưu ý điều gì? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp.

1. Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn sưng và ngứa

Côn trùng đốt hoặc cắn vào da đồng thời tiêm một ít nước bọt hoặc nọc độc vào da của trẻ. Để chống lại chúng, hệ thống miễn dịch của cơ thể giải phóng histamin, một hợp chất giúp các tế bào bạch cầu đến khu vực bị ảnh hưởng. Histamin là nguyên nhân gây ngứa, viêm và sưng.

Trẻ có các phản xạ đáp ứng lại phản ứng của cơ thể đó là gãi, chạm vào vết đốt. Điều này vô tình làm cho vết đốt bị vỡ hoặc trầy xước, tạo cơ hội cho vi khuẩn lây nhiễm gây viêm, sưng đỏ thậm chỉ là mưng mủ.
Trẻ em thường bị côn trùng cắn nhiều hơn người lớn là do: Mùi sữa hay có mùi thơm trên cơ thể nên dễ thu hút côn trùng. Thân nhiệt của trẻ nhỏ ấm hơn người lớn thu hút các loài côn trùng như muỗi.


2. Cách chữa côn trùng cắn sưng và ngứa

2.1. Xử lý ngay khi vừa bị đốt

Khi trẻ bị côn trùng cắn sưng và ngứa, mẹ cần xử lý nhanh chóng để hạn chế được những phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Loại bỏ côn trùng:

Đầu tiên, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới nơi sạch sẽ, khô thoáng để cách ly trẻ với côn trùng. Kiểm tra có côn trùng nào còn đang ở trên da của trẻ hay không. Nếu có, mẹ cần loại bỏ chúng ngay.

Với côn trùng như kiến: mẹ không nên dùng tay giết chết chúng vì có thể làm trẻ bị dị ứng trên diện rộng. Mẹ nên thổi mạnh hoặc dùng que lấy chúng ra khỏi da trẻ.

Với côn trùng đang cắn như rận, mẹ cần dùng tinh dầu bôi vào vị trí đang bị cắn để rận tự nhả ra.

Lấy ngòi độc:

Những côn trùng như ong thường sẽ để lại phía sau một cái vòi gắn vào túi nọc độc. Mẹ cần cố gắng lấy nó càng nhanh càng tốt bằng cách khều nhẹ.

Rửa sạch vết cắn:

Da sạch giúp giảm nguy cơ vi khuẩn tìm đường vào vết cắn của bọ. Mẹ hãy sử dụng xà phòng và nước để làm sạch vết cắn và khu vực da xung quanh.

Chườm đá:

Hơi lạnh của đá sẽ làm tê da và làm giảm ham muốn gãi, giảm sưng tấy nhanh chóng.

Sử dụng một loại kem bôi:

Kem bôi giảm sưng và ngứa có thể tạo thành một hàng rào bảo vệ da khỏi vi khuẩn và giúp giảm sưng viêm, giảm kích ứng và ngứa nhanh chóng. Tag: diet moi tai nha gia re

Che lại bằng một miếng băng:

Để làm giảm khả năng trầy xước da.


2.2. Sử dụng phương pháp tự nhiên chữa bị côn trùng cắn sưng và ngứa

Dùng dầu cây trà

Mẹ hãy sử dụng 1 vài giọt dầu cây trà và thoa trực tiếp lên vết côn trùng cắn cho trẻ. Tinh dầu trà tự nhiên có khả năng làm giảm ngứa, đau và sưng.

Dầu cây trà cũng có tính kháng khuẩn, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết cắn của côn trùng, nhất là trong trường hợp trẻ gãi quá nhiều tạo ra vết thương hở.

Dùng mật ong

Mật ong là chất chống viêm và có thể làm giảm ngứa hiệu quả. Mẹ có thể dùng mật ong nguyên chất và thoa lên vết côn trùng cắn trên da trẻ. Tuy nhiên sau khi bôi mật ong, mẹ cần băng vết thương lại để tránh thu hút ong hoặc kiến tới gần.

Dầu oải hương

Nhỏ một vài giọt dầu oải hương vào vết cắn ngứa hoặc đau có thể giúp làm giảm khó chịu nhanh chóng. Dầu oải hương còn có tính giảm đau nhẹ rất tốt cho trường hợp trẻ bị côn trùng cắn sưng đau.

Húng quế

Lá húng quế có chứa các chất tạo cảm giác mát mẻ tương tự như tinh dầu bạc hà. Mẹ có thể nghiền nát một vài lá húng quế đắp trực tiếp lên vết côn trùng cắn cho trẻ. Mẹ nên cố định chúng lại bằng vải để tránh trẻ làm rơi lá ra khỏi vùng được đắp. Tag: diet con trung co quan xi nghiep

Dầu dừa

Dầu dừa không chỉ có thể làm dịu làn da ngứa, đỏ mà còn có thể bảo vệ vết cắn khỏi mọi bụi bẩn có thể gây kích ứng.

Theo bác sĩ Schultz, dầu dừa, giống như hoa oải hương, có tính kháng khuẩn mạnh mẽ vì vậy nó có thể giúp chữa lành vết cắn nhanh chóng.

Chườm đá

Nhiệt độ thấp có thể hạn chế các mạch máu truyền nọc độc đi xa và giảm giải phóng histamin tự nhiên của cơ thể. Do đó, mẹ có thể giảm sưng và ngứa cho trẻ bằng cách đơn giản là chườm đá lên vùng da bị côn trùng cắn.

Túi trà lọc

Túi trà lọc có thể hút bớt chất lỏng ra khỏi vết cắn để giảm ngứa và sưng. Để làm theo cách này, các mẹ hãy lấy túi trà lọc đã sử dụng và đắp trực tiếp lên phần da của trẻ bị côn trùng cắn.

2.3. Các sản phẩm trị ngứa

Để giảm nhanh cảm giác bị côn trùng cắn sưng và ngứa, mẹ nên sử dụng thêm một số sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ sau khi đã xử lý vết thương.

2.3.1. Kem EmBé

Kem EmBé là loại kem bôi ngoài da chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ. Sản phẩm không có Corticoid và không chứa chất bảo quản Paraben, do đó, mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Kem EmBé đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y Tế chứng nhận về độ lành tính và an toàn.

Điểm nổi bật của Kem EmBé chính là thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Đó là tinh nghệ vàng Nano curcumin kết hợp cùng tinh chất Cúc La Mã, Kẽm oxyd, D- Panthenol, Allantoin, Vitamin E. Kem EmBé mang lại các tác dụng nhanh chóng và rõ rệt:

Làm dịu da, mát da, giảm nhanh chóng cảm giác đau nhức và sưng ngứa cho côn trùng cắn, đốt.

Tác dụng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng da, ngăn ngừa vi khuẩn đến gần vết đốt và gây tổn thương.
Dưỡng da, giữ ẩm cho da luôn mềm mịn, không còn nứt nẻ.

Kích thích tái tạo tế bào da, ngăn ngừa hình thành vết thâm sẹo.

Các mẹ dùng Kem EmBé cho trẻ bằng cách làm sạch vùng da bị côn trùng cắn đốt, thoa 1 lớp kem mỏng lên vết đốt. Ngày bôi 2-3 lần để có tác dụng tốt nhất.

2.3.2. Dùng cồn hoặc rượu lên khu vực bị đốt

Chà xát rượu hoặc cồn lên khu vực bị côn trùng đốt sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Cồn và rượu hoạt động như dung dịch sát trùng và cộng với sự bốc hơi nhanh nên có tác dụng làm mát trên vết cắn để giảm đau.

Tuy vậy, mẹ cũng không nên sử dụng quá nhiều rượu và cồn vì nó có thể gây kích ứng da. Mẹ có thể pha cồn hoặc rượu mạnh với nước trước khi thoa lên da cho trẻ.

2.3.3. Kem đánh răng

Hầu hết các loại kem đánh răng đều có hương vị bạc hà hoặc thành phần tinh dầu bạc hà tạo cảm giác mát lạnh trên da. Khi bôi kem đánh răng có tính the mát lên vùng da bị côn trùng cắn, não sẽ tiếp nhận cảm giác này nhanh hơn nhiều so với cảm giác ngứa. Vì vậy, bôi kem đánh răng sẽ giúp giảm ngứa nhanh chóng. Thêm vào đó, tính chất làm se của kem đánh răng cũng giúp giảm sưng hiệu quả.

Mẹ nên lựa chọn các loại kem đánh răng chiết xuất từ trà xanh và bạc hà. Sau khi bôi một lớp mỏng, khoảng 10 -15 phút sau mẹ cần rửa lại vùng da được bôi kem đánh răng bằng nước sạch.

Lưu ý: không nên dùng cách này cho trẻ sơ sinh vì làn da mỏng manh của bé có thể bị kích ứng.

2.3.4. Sử dụng xà bông

Một số loại xà bông có thành phần từ tinh dầu tràm, tinh dầu mù u hoặc tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng để trị ngứa hiệu quả. Các loại xà bông này có công dụng làm sạch vết côn trùng cắn, loại bỏ mọi bụi bẩn và một số vi khuẩn trên da trẻ. Ngoài ra, sử dụng xà bông cho vùng bị côn trùng cắn có giúp sát khuẩn, chống lại sự nhiễm trùng. Mẹ nên lựa chọn loại xà bông dành riêng cho làn da nhạy cảm cho trẻ để tránh bị kích ứng.

3. Các lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng và ngứa

3.1. Lưu ý khi điều trị côn trùng cắn sưng ngứa

Chú ý dưỡng ẩm: Vùng da xung quanh vết côn trùng cắn có thể bị khô. Do đó, mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp cho làn da của bé luôn mềm mại, ngăn ngừa các vết khô nứt.

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu khu vực xung quanh vết cắn của côn trùng bắt đầu chuyển sang màu đỏ rực và sưng to lên, trẻ có thể đã bị nhiễm trùng. Nếu trẻ có biểu hiện bị sốt, ớn lạnh, sưng đau hơn 3 ngày hoặc sưng hạch mẹ cần đưa trẻ tới ngay bác sĩ.

Một vết cắn, chích bất cứ nơi nào trong miệng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Vết côn trùng cắn ở vị trí này có thể nhanh chóng gây ra sưng nghiêm trọng và chặn đường thở của trẻ.

3.2. Lưu ý về các biến chứng khi bị côn trùng cắn

Trẻ nhỏ khi bị côn trùng cắn do bị dị ứng nghiêm trọng hoặc do không được xử lý, điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng như:

Lở loét: Vị trí vết cắn côn trùng nếu không được làm sạch cẩn thận hoặc để bụi bẩn, vi khuẩn dính vào có thể gây ra mưng mủ, lở loét diện rộng.

Viêm mô tế bào: Là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến do vi khuẩn. Nó có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể do vết cắt, cào hoặc vỡ trên da.

Viêm hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng có thể bị sưng nếu như nhiễm trùng da lan sâu hơn.

Trẻ bị muỗi cắn còn có thể bị sốt rét, sốt vàng hoặc sốt xuất huyết rất nguy hiểm.

4. Cách phòng tránh côn trùng cắn

Ngăn chặn côn trùng bằng cách giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ và khô ráo. Hút bụi thường xuyên, loại bỏ những đồ vật không sử dụng trong nhà. Sắp xếp gọn gàng đồ đạc, tránh làm nơi sinh sống của côn trùng.

Tránh xa những khu vực có nhiều côn trùng như hồ bơi hoặc ao tù. Tránh mở sổ khi côn trùng hoạt động mạnh nhất (bình minh và hoàng hôn).

Không nên để trẻ đi vào những khu vực nhiều gỗ với hoa cỏ. Kiểm tra sau tai, trên da đầu, sau gáy, nách, vùng háng và sau đầu gối khi trẻ vui chơi ngoài trời về.

Nguồn: kemembe.com