• Bánh ngọt

Tùy theo từng vùng miền mà việc lựa chọn bánh ngọt cũng có sự khác nhau, ở miền Nam, các gia đình thường chọn bánh kem hay bánh bông lan. Còn tại miền Trung thường là bánh cốm, và miền Bắc thường là bánh hồng.
Xem thêm:

Ở khu Tây Nam Bộ, bánh pía cũng được lựa chọn cho mâm bánh cưới. Mỗi loại bánh đều mang những ý nghĩa khác nhau, nhưng đều thể hiện mong muốn dâu đảm đang. Ngoài ra, các loại bánh như cốm, bánh phu thê, đậu xanh cũng là những món bánh được dùng cho mâm quả cưới với hy vọng tình cảm vợ chồng gắn bó, keo sơn.



  • Trà, rượu, nến

Mâm quả này sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa và sự sang trọng, rượu với vị chát và đắng thể hiện mong muốn dù xảy ra chuyện gì đi chăng nữa thì vợ chồng cũng luôn đồng lòng bên nhau trọn đời. Đây cũng là món sinh lễ cần thiết với mong muốn tổ tiên chứng giám và cầu phúc cho đôi vợ chồng trẻ.



  • Xôi gấc, gà, heo quay

Đây là món đặc trưng của người dân Việt Nam, thể hiện sự ấm no, đầy đủ trong cuộc sống kèm theo đó là con gà luộc mong cuộc sống luôn gặp nhiều hạnh phúc, may mắn. Người Việt quan niệm màu đỏ ngụ ý sự may mắn, hạnh phúc, xôi dẻo thể hiện sự chung thủy, gắn bó, còn heo quay mang lại sự giàu có, dư giả cho đôi vợ chồng. Ngoài ra, heo quay tượng trưng mong có em bé và mau phát tài.



  • Mâm quả khác

Tùy thuộc vào tục lệ của mỗi nơi mà lựa chọn: quần áo, tiền, vàng…. Hay lễ vật tặng riêng cho cô dâu chú rể trong lễ cưới. Nếu có điều kiện nhà trai có thể chuẩn bị áo dài hay những món trang sức để nhà trai dành riêng cho cô dâu, với mong muốn vợ chồng an tâm xây dựng tổ ấm mà không lo thiếu thốn sau khi cưới. Cho dù sự chuẩn bị có sự khác biệt nhưng nhìn chung mâm quả nào cũng có ý nghĩa tốt đẹp cả.
Mâm quả cưới được xem như là một phần quan trọng không thể thiếu trong tục lễ cưới hỏi ở Việt Nam. Trên đây là những thông tin mà Phi Điệp wedding xin chia sẻ để bạn thêm hiểu ý nghĩa của mâm quả ngày cưới.