Mỗi năm, có hơn 2000 sinh mạng trẻ em bị cướp đi bởi các tai nạn đuối nước. Con số này ở nước ta cao hơn gấp 10 lần so với các quốc gia phát triển trong và ngoài khu vực. Bạn có biết trong quá trình dạy con chúng ta nên có thái độ như thế nào và bắt đầu ra sao? Để có thể tự mình dạy con học bơi tốt hơn, bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây. Chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều lưu ý cũng như những lời khuyên tốt nhất với việc dạy con mà bạn không thể bỏ qua.

>>> Xem thêm : Sào nhôm bể bơi - Cực tốt những thương hiệu thiết bị bể bơi được công nhận

Lựa chọn những khóa học phù hợp cho trẻ Hiện nay, tùy theo độ tuổi cũng như nhu cầu của trẻ mà người ta mở ra nhiều chương trình huấn luyện học bơi khác nhau. Để việc học bơi diễn ra thuận lợi cũng như không gây áp lực cho trẻ, chúng ta cần lựa chọn khóa học phù hợp với con hơn. Điều đó sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái cũng như tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Hãy kiên nhẫn khi dạy trẻ Việc bạn càng ép con học quá nhanh hay cáu gắt trước thời gian tiến bộ của chúng sẽ vô hình gây ra một áp lực nặng nề. Điều đó đặc biệt không tốt, nhất là khi tính cách và tâm lý của con trẻ đang ở giai đoạn non nớt và dễ bị ảnh hưởng từ cha mẹ. Hãy kiên nhẫn chỉ bảo cho con, đừng nóng vội và bạn sẽ có được kết quả đúng như mong đợi.

Hãy dạy con từng bước một Trẻ không thể trong một lúc là nắm được hết mọi kỹ năng, thao tác của nhiều cách bơi. Đó là lí do bạn nên chỉ dạy từng bước, từ đơn giản tới phức tạp và hãy bắt đầu với những cách bơi dễ nhất. Điều đó sẽ giúp con tiếp thu nhanh hơn, nắm vững được các thao tác cần thiết rồi từ từ kết hợp chúng lại.

Nên dạy con những bài học ngắn Mỗi đứa trẻ sẽ mạnh ở một hoặc một vài cách bơi nào đó và chúng ta cần thời gian để nhận ra điều đó. Khi bạn chia nhỏ bài học ra, con sẽ có thêm thời gian luyện tập và bạn cũng có thêm thời gian để quan sát chúng. Điều này giúp trẻ có hứng thú hơn cũng như nắm bài nhanh hơn so với phương pháp cũ.

Chia sẻ về cách học bơi với con Có rất nhiều cha mẹ hiện nay có thói quen tự quyết định phương pháp bơi mà không có sự trao đổi với trẻ. Đôi lúc hành động tưởng chừng như sẽ tốt cho con này khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mất dần hứng thú với việc học bơi. Nên một lời khuyên ở đây chính là trong quá trình dạy con học bơi, bạn hãy lắng nghe và trao đổi với con về phương pháp học của chúng.

Đừng ép trẻ xuống nước khi chúng con sợ Lúc bắt đầu, hầu như đứa trẻ nào cũng có tâm lý sợ nước và không dám xuống bể bơi để học. Khi đó, bạn cần từ từ trấn tĩnh con, khuyên bảo nhẹ nhàng để con dần thích ứng với điều đó. Điều này sẽ giúp con làm quen với nước tốt và học bài nhanh hơn đấy.

Kỳ vọng quá lớn - gánh nặng tâm lý cho trẻ Bất kể bạn đang dạy con học bơi hay bất kỳ kỹ năng nào khác đều tránh việc tạo ra áp lực cho trẻ. Nhiều cha mẹ luôn mong muốn rằng trẻ phải làm được điều này điều kia, đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn và kỳ vọng. Thái độ này sẽ khiến cho con bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Đặc biệt, khi mà trẻ nhận thấy mình không làm được những yêu cầu của bạn, chúng có thể sẽ mang tâm lý tự ti và chán nản.

Tạo thói quen úp mặt vào nước Một trong những kỹ năng cần thiết khi con học bơi chính là việc hít thở và lấy hơi. Đây là nền tảng quan trọng giúp trẻ làm quen cũng như thành thạo thực hiện các kỹ năng khắc. Bạn có thể giúp con học kỹ năng này bằng cách để trẻ úp mặt xuống nước. Hãy chú ý hướng dẫn cẩn thận và đưa ra những lời khuyên tốt cho trẻ nhé.

>>> Xem thêm : Robot vệ sinh hồ bơi - Loại thương hiệu thiết bị bể bơi – dành cho các bạn chưa biết