Tranh chấp đất đai là một hiện tượng bình thường trong mọi đời sống xã hội, không phụ thuộc vào chế độ sở hữu đất đai. Đối với Việt Nam, trong suốt thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được thiết lập từ năm 1980 cho đến nay, tranh chấp đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất nói riêng và gây những bất ổn nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Sự kiện Bộ Tài nguyên - Môi trường từng đề xuất thành lập một cơ quan tài phán chuyên trách để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đã phần nào cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, mà một trong số đó chính là do quy định của pháp luật về vấn đề tranh chấp đất đai trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế.






Sau đây Luật Trí Hùng tư vấn đến quý khách hàng trình tự thực hiện và thành phần hồ sơ như sau:
1. Trình tự thực hiện:
- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết.
- Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
2. Cách thức thực hiện:
Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Thời hạn giải quyết: không quá 90 ngày; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC: các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: UBND các cấp
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.
8. Lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày 01/7/2014;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, có hiệu lực ngày 01/7/2014.
Xem thêm: làm sổ đỏ

Luật Trí Hùng trân trọng!



CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ
Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Chi nhánh: 48 Cầu Diễn – P.Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm
✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765 Hoặc 0934-16-99-75
Website: luattrihung.com
Email: luattrihung@gmail.com