Chắc có lẽ bạn đã đã nghe nhiều về chân kính đồng hồ vậy bạn biết nó là gì chưa. nhiều bạn thắc mắc với chiếc dong ho chinh hang của mình có chân kinh không . Dưới đây sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về chân kính đồng hồ
Chân kính : (Jewel) Đá quý, có độ bền cao và được sử dụng để chống mài mòn bộ cơ của đồng hồ. Chân kính thường là bằng đá quý đã được gia công, tức là đã được tiện, cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,..., hay đã được lắp vào thân máy . Chân kính đồng hồ thường có kích thước rất nhỏ, đường kính hiếm khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm.


Các loại đá quý chính được sử dụng trong đồng hồ là rubi (hồng ngọc), saphia (lam ngọc) và grônat (ngọc hồng lịu) (tự nhiên hay nhân tạo), đôi khi bằng kim cương. Trong các loại đồng hồ rẻ tiền, đôi khi người ta dùng thuỷ tinh giả ngọc hay thay chân kính bằng vỏ bọc kim loại (chân kính đồng).


Chân kính mang tên bộ phận động mà nó bảo vệ, theo đó người ta phân biệt chân kính bánh xe trục giữa, bánh xe chuyền, bánh xe gai, chân kính ngựa, vành tóc... ổ chân trục bánh xe thường là chân kính khoan lỗ hoặc bọc thêm một chân kính không khoan lỗ đỡ lấy đầu trục.. Có những ổ có chân kính khoét lỗ hình chóp.

>>>dong ho thoi trang nam

Ngoài những chân kính tròn làm ổ đỡ chân trục, những đồng hồ có ngựa hình mỏ neo còn có 3 chân kính đặc biệt : hai chân kính dẹt (cắt vát gắn ở hai đầu ngựa) và một chân kính lá trang (hình bán nguyệt) hay hình ê líp (Đá ở phần này thường nửa tròn hoặc tam giác làm ổ đỡ chân trục).

Chân kính được lắp bằng cách ghép giống như nạm ngọc vào mặt nhẫn.

Một chiếc đồng hồ tốt sẽ chạy đúng giờ và không dễ bị hư, nếu mở một chiếc đồng hồ ra, bạn sẽ thấy cấu trúc bên trong của một chiếc đồng hồ rất phức tạp. Nó có nhiều phần lớn nhỏ khác nhau đủ loại. Một chiếc đồng hồ có khoảng 211 bộ phận. Trong số các bộ phân này có một bánh xe nhỏ luôn luôn chuyển động. Dọc theo bánh xe này có một sợi dây kim loại giống như cọng tóc được gọi là dây cót. Khi ta lên dây, đồng hồ bắt đầu kêu tích tắc. Dây cót giữ lại lực lên dây đồng hồ và làm cho đồng hồ chạy.

Ngoài bánh xe này ra, cũng có nhiều bánh xe khác luôn quay tròn. Những bánh xe này làm quay kim chỉ giờ, phút, giây. Những trục của các bánh xe này tì lên những trục trụ. Khi các bánh xe quay tạo ra sự ma sát này, các trục trụ có thể mau bị mòn và đồng hồ sẽ chạy không chính xác, người ta dùng những mẫu vật liệu nhỏ rất cứng nhưng rất mịn làm trục trụ. Những mẩu vật liệu nhỏ này gọi là chân kính, chúng được làm bằng những loại đá cứng gần như kim cương. Những trục bánh xe xoay quanh trục chính này và không bị ma sát nhiều. Vì độ cứng của chúng nên các chân kính không bị mòn và đồng hồ không dễ dàng bị hư. Do đó, các chân kính được sử dụng để làm tăng tuổi thọ của chiếc đồng hồ.