Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) được chú trọng và định hướng phát triển rất mạnh, diện tích nuôi trồng được mở rộng và mức độ thâm canh ngày càng cao. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường nước chưa được người dân quan tâm, việc quản lý môi trường nuôi chưa được thực thi triệt để, từ đó tác động xấu đến môi trường sinh thái, tăng bệnh dịch và làm giảm hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản.
Ngành NTTS đã gây ra ô nhiễm môi trường đầm nuôi và bên ngoài đầm nuôi. Ô nhiễm môi trường bên trong đầm nuôi phát sinh từ chất thải thức ăn của vật nuôi, các chất tồn đọng dưới đáy đầm nuôi tạo thành lớp bùn ô nhiễm. Ô nhiễm bên ngoài hồ nuôi có nguyên nhân từ nguồn thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú y thủy sản thải ra môi trường trong quá trình nuôi.
Trước tình hình đó, nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm an toàn đã được các chuyên gia đầu ngành tư vấn ứng dụng, đặc biệt là biện pháp sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy chất thải hoặc hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất thải ô nhiễm. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật có ưu điểm là quá trình phân hủy nhanh, xử lý triệt để với khối lượng chất thải lớn, sử dụng ít diện tích, dễ dàng kiểm tra được mùi khi xử lý. Phương pháp dùng hệ động thực vật có thể vận hành đơn giản và hiệu quả cho các khu rừng ngập mặn vì ở đây có thảm động thực vật rất đa dạng nên xử lý rất tốt các chất ô nhiễm.
Bên cạnh đó, còn có các hệ thống làm sạch chất thải trong môi trường tự nhiên như hồ sinh học, được gọi là hồ ôxy hóa hay hồ chứa lắng.
Thực tế, để đạt được hiệu quả xử lý tối đa, các hộ chăn nuôi thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kết hợp nhiều hệ thống và các tác nhân khác nhau. Các biện pháp này kết hợp với nhau để đem lại kết quả xử lý chất thải tốt nhất với chi phí thấp nhất.

View more random threads: