1. Giặt quá nhiều quần áo một lúc

Không nên giặt quá số lượng quần áo so với sức chứa của máy giặt là lưu ý quan trọng của nhà sản xuất dành cho người sử dụng. Giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc là tác nhân gây hao mòn hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thật kỹ số cân nặng cho phép của quần áo để vừa giặt đồ sạch hơn vừa giúp giữ gìn độ bền cho máy.

2. Cắm điện quá lâu

Điều đặc biệt ở máy giặt là bạn không nên để trạng thái cắm điện cả ngày, dù máy không hoạt động. Bởi khi ta giặt thì dòng điện sẽ đột ngột tăng, gây tổn hại nghiêm trọng đến các mạch điện và có thể làm tan chảy các thành phần nhựa chứa bộ vi xử lý. Khi sự cố này xảy ra, bạn sẽ phải gọi thợ và mất một khoản tiền không nhỏ cho công tác sửa chữa. Cách tốt nhất là nên rút phích cắm điện hoặc ngắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.

3. Giặt quá nhiều chất tẩy

Ý nghĩ sử dụng càng nhiều chất giặt tẩy thì quần áo sẽ càng sạch hơn là hoàn toàn sai. Bởi vì giặt nhiều bột giặt sẽ để lại một lượng lớn cặn xà phòng bám trên quần áo và máy giặt. Điều này gây khó khăn cho việc vệ sinh và ảnh hưởng lớn đến bảng điều khiển của máy. Thực ra không phải đơn thuần mà các hãng bột giặt lớn lại tung ra loại bột giặt, nước tẩy dành riêng cho máy giặt. Hãy lựa chọn bột giặt phù hợp với lượng vừa đủ để bảo vệ máy giặt.

4. Đột ngột mở nắp máy giặt

Khi máy giặt đang hoạt động, bạn không nên mở nắp máy giặt. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng vô tình có thể khiến cho quá trình giặt bị gián đoạn, trục xoay trong lồng giặt bị lệch. Để đảm bảo an toàn cho máy, bạn nhớ nhấn nút Pause rồi mới mở nắp máy ra.

5. Nước lạnh

Việc giặt quần áo bằng nước lạnh rất phổ biến khi ta giặt tay nhưng đối với máy giặt thì khác hơn. Sau một thời gian sử dụng thì máy giặt cần được bảo dưỡng với nước nóng theo chu kỳ ít nhất 1 lần/tháng. Thực hiện bằng cách làm trống máy giặt, thiết lập chế độ nước nóng nhất (hoặc đổ nước nóng bên ngoài), thêm một cốc giấm ăn và khởi động máy chạy đủ một chu kỳ giặt để loại bỏ hoàn toàn cặn bột giặt, cặn vôi tích tụ lâu ngày. Cách làm này giúp duy trì độ bền của máy và khử mùi hiệu quả cho lồng giặt.

6. Móc khóa áo ngực

Nếu ai đang có thói quen giặt đồ lót chung với đồ mặc hàng ngày bằng máy giặt thì nên thay đổi ngay. Bởi vì những chiếc áo ngực, đặc biệt là áo loại gọng thép khi chuyển động trong máy giặt có thể gây xước và phá hỏng lồng giặt. Bạn cần giặt tay đồ lót hoặc sử dụng túi giặt để góp phần bảo vệ máy giặt.

7. Dây kéo khóa áo, quần

Khi giặt bằng máy giặt bạn cần lưu ý, những loại quần áo có móc, nút hay dây khóa kéo rất dễ bị mắc vào các lỗ trống bên trong lồng giặt, đồng thời gây ra vết xước nghiêm trọng trên cánh cửa (đối với máy giặt cửa trước). Những vết xước này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra nguy cơ nổ kính trong quá trình sử dụng. Cách đơn giản là bạn cần kéo tất cả các khóa, đóng tất cả các nút để sử dụng máy an toàn hơn.

LIÊN HỆ DỊCH VỤ SỬA MÁY GIẶT 08.6273.2222 - 0902.563.208